BRC - Tiêu chuẩn toàn cầu về An toàn thực phẩm

BRC - Tiêu chuẩn toàn cầu về An toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) là tiêu chuẩn của Hiệp hội các nhà bán lẻ Anh. Tiêu chuẩn được ra đời nhằm giúp các nhà bán lẻ về các yêu cầu đầy đủ của luật định và bảo vệ cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp đánh giá cơ bản về các công ty cung cấp thực phẩm cho các nhà bán lẻ.

Tiêu chuẩn BRC cung cấp các yêu cầu giúp chúng ta kiểm soát dây chuyền cung cấp sản phẩm từ nguyên liệu đầu vào bắt đầu từ việc cung cấp giống, trồng trọt, thu hoạch và chế biến đến khi giao sản phẩm cho khách hàng. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu phải cập nhật các yêu cầu luật định và thông tin công nghệ về sản phẩm giúp công ty đảm bảo ứng phó kịp thời với những sự thay đổi, luôn cung cấp sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra một trong những yêu cầu quan trọng là ngày nay khách hàng muốn biết sản phẩm mình đang sử dụng có nguồn gốc từ đâu và BRC giúp chúng ta điều này.

Sau khi được ban hành lần 1 vào năm 1998, tiêu chuẩn BRC ngày càng được phát triển phổ biến kéo theo cả các nhà sản xuất quốc tế vào trong chuỗi cung ứng, thỏa mãn các tiêu chí của Viện an toàn thực phẩm sáng lập bởi CIES - là Diễn đàn thương mại thực phẩm, tổ chức toàn cầu này bao gồm CEOs & quản lý cấp cao của khoảng 400 nhà bán lẻ (hoạt động gần 200 ngàn gian hàng) và là thành viên của những công ty sản xuất với nhiều mô hình khác nhau. Nói một cách khác, tiêu chuẩn này được đa số các nhà bán lẻ thực phẩm chấp nhận cũng như các tiêu chuẩn thực phẩm tương đương khác như IFS, SQF & HACCP.

Ngày nay, nó được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như là một hệ thống cốt lõi cho mọi hoạt động (nhà bán lẻ - nhà sản xuất), đây được xem như là một chiếc vé gia nhập vào thị trường và còn là cơ hội chứng minh sự cam kết của công ty bạn về thực phẩm an toàn, chất lượng và hợp pháp trong một môi trường cải tiến liên tục.

Để phù hợp với tiêu chuẩn, nhà cung ứng/chế biến thực phẩm phải áp dụng 3 chuẩn mực chính trong hệ thống quản lý của họ, đó là:

- Áp dụng và thực thi HACCP.

- Có một hệ thống quản lý chất lượng hữu hiệu và được văn bản hóa.

-  Kiểm soát các tiêu chuẩn môi trường của nhà máy, sản phẩm, qui trình chế biến và con người.

Những lợi ích cụ thể khi áp dụng BRC:

- Tăng cường độ ATTP và hệ thống quản lý ATTP của công ty.

- Thể hiện cam kết của công ty trong sản xuất / kinh doanh thực phẩm an toàn.

-  Đạt được thừa nhận và chấp nhận của cộng đồng bán lẻ Anh Quốc.

-  Gia tăng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm.

- Tăng sự tin cậy và lòng trung thành của khách hàng và người tiêu dùng đối với công ty.

- Giúp công ty chứng minh với khách hàng rằng sản phẩm công ty an toàn và đã được kiểm soát về nguồn gốc.

- Giúp tăng sản lượng tiêu thụ, nâng cao năng suất đồng thời có thể nâng cao giá mua nguyên liệu, cải thiện đời sống của người nông dân.

- Mở ra thị trường mới với yêu cầu cao hơn về an toàn và chất lượng/ khách hàng tiềm năng mới.

- Giảm được công đoạn đánh giá nhà cung cấp.

- Giúp cải thiện các tiêu chuẩn cung ứng và tính nhất quán, tránh được sản phẩm hỏng.

- Hỗ trợ chiến lược quảng bá và tăng cường các giá trị cốt lõi của công ty.

- Hỗ trợ các mục tiêu bán lẻ tại mọi cấp của chuỗi cung ứng sản xuất.

- Giao dịch kinh doanh với nhà cung ứng đạt chứng nhận BRC.

- Khách hàng có thể tin chắc rằng, họ đang giao dịch với một công ty có năng lực cao trong lĩnh vực kinh doanh.

Như vậy, khi áp dụng hệ thống, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu những chi phí quản lý trong chuỗi cung ứng và gia tăng mức độ an toàn cho khách hàng, nhà cung cấp & người tiêu dùng.

Hãy liên hệ với ICA ngay hôm nay và chúng tôi sẽ hướng bạn theo con đường tới quá trình chứng nhận Hệ thống.

Mọi thông tin xin liên hệ:
Văn phòng ICA Việt Nam
P.2003 - Tòa nhà Eurowindow - Số 27 Đường Trần Duy Hưng,
Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội

Tel.: +84 243 776 0088/ 243 776 0099
Email: ica@icacert.com

Tin cùng chuyên mục